Trong quá trình sử dụng pa lăng, không thể tránh khỏi những lỗi thường gặp ngoài ý muốn như hư hỏng cáp/xích, pa lăng không nâng hạ được, động cơ quá nóng,… Vậy nguyên nhân nào dẫn đến những lỗi thường gặp ở pa lăng cáp và lỗi cơ bản khi sử dụng pa lăng xích các loại? Cách khắc phục ra sao? Mời bạn tìm hiểu qua bài viết sau nhé.
1. Lỗi thường gặp ở pa lăng xích
Sau đây là nguyên nhân và cách khắc phục một số lỗi cơ bản của các loại pa lăng xích như: pa lăng xích kéo tay, pa lăng xích lắc tay và pa lăng xích điện.
Lỗi thường gặp ở pa lăng xích kéo tay, lắc tay, pa lăng xích điện
Biểu hiện hư hỏng pa lăng xích | Nguyên nhân | Cách khắc phục/sửa chữa pa lăng xích |
Pa lăng xích bị kẹt không nâng hạ được | – Pa lăng quá bẩn. – Kẹt phanh. – Quá tải. – Phương kéo sai – Góc kéo lớn hơn 60 độ. – Bánh xích ngừng hoạt động. – Chuỗi xích bị rối. | Vệ sinh pa lăng. – Sửa hoặc thay phanh nếu cần. – Vận hành pa lăng xích trong giới hạn tải – Kéo vật theo phương thẳng đứng. – Giảm góc kéo. – Thay thế bánh xích nếu cần. – Duỗi thẳng chuỗi xích. |
Pa lăng xích bị trượt tải | – Phanh bị bám dầu; – Phanh bị hư hỏng hoặc mòn. – Bánh răng bị hỏng.Xích tải lắp ngược. | – Vệ sinh phanh. – Thay phanh cho pa lăng nếu cần. – Kiểm tra bánh răng nếu bị hỏng hoặc mòn quá mức cần thay mới. – Lắp xích theo quy định. |
Pa lăng xích kéo lên được nhưng không thể hạ xuống | Đang khóa phanh | Mở khóa phanh |
Xích giật, nhảy lật khật | – Các mặt xích không nằm ngay ngắn trên các bánh răng. – Chốt phanh hoặc bánh cóc bị mòn hoặc hư hỏng. | – Tháo ra lắp lại xích. – Kiểm tra phanh, bánh cóc, nếu bị mòn quá mức cần thay thế. |
Thân pa lăng bị nứt, vỡ, bóp méo | – Vận hành quá tải; – Pa lăng bị rơi. – Va đập mạnh; | – Cần kiểm tra tổng thể. – Đối với các bộ phận bị nứt vỡ cần liên hệ nhà cung cấp để bảo hành, sửa chữa, không tự ý hàn vì không đảm bảo an toàn. |
Móc cẩu bị biến dạng, nứt vỡ | – Quá tải. – Bảo quản pa lăng sai cách, để vật nặng đè lên | – Thay móc mới. – Cần tháo pa lăng và kiểm tra kỹ lưỡng để phát hiện thêm các hư hỏng do quá tải. – Bảo quản pa lăng đúng cách |
Xích pa lăng bị hư hỏng: đứt, hoen gỉ, nứt, vỡ,… | – Bảo quản sai hướng dẫn, để xích tiếp xúc với nắng mưa, hóa chất; – Do quá tải. | – Thay thế xích cáp nếu hư hỏng quá mức quy định. – Không tự ý hàn xích cáp vì công nghệ hàn thông thường không đảm bảo an toàn. |
2. Lỗi thường gặp ở pa lăng xích điện
Ngoài nguyên nhân và cách khắc phục lỗi pa lăng xích nói chung, ở pa lăng xích điện còn gặp một số lỗi cơ bản sau:
Lỗi cơ bản thường gặp ở pa lăng xích điện | Nguyên nhân | Cách khắc phục |
Khởi động nhưng pa lăng xích điện không hoạt động được | – Không có điện ở dây dẫn hoặc công tắc mạch nhánh của pa lăng. – Đứt cầu chì, cầu dao; – Mất pha, hở mạch, đứt dây trong mạch, nối đất hoặc kết nối bị lỗi; – Điện áp không ổn định, quá thấp so với quy định. – Quá tải. | – Kiểm tra lại nguồn cấp điện, đường dây điện có bị đứt, hở không. – Kết nối lại cầu chì, cầu dao. – Kiểm tra mạch điện, nối đất để kịp thời xử lý. – Đảm bảo cung cấp nguồn điện ổn định, đúng công suất và đúng quy định của máy. – Giảm tải theo đúng tải trọng pa lăng. |
Pa lăng xích điện hạ nhưng không nâng được hoặc ngược lại | – Quá tải; – Hở mạch nâng/hạ hoặc cuộn dây công tắc đảo chiều bị ngắn, bị chập. | – Giảm tải theo quy định. – Kiểm tra tính liên tục về điện và sửa chữa hoặc thay thế bộ phận bị lỗi… |
Nâng hạ ì ạch | – Nguồn điện không ổn định. – Quá tải. – Kẹt phanh. | – Đảm bảo công suất điện áp cấp cho pa lăng 1 pha và pa lăng 3 pha phải ổn định. – Nâng đúng tải trọng. – Điều chỉnh phanh trơn tru. |
Xích tải bị tuột | – Ở một số sản phẩm pa lăng xích không có ngắt hành trình. Khi khách hàng bấm quá mức sẽ dễ dẫn đến hiện tượng này | – Sử dụng pa lăng theo đúng hướng dẫn. – Cần tập trung quan sát khi sử dụng pa lăng. |
Động cơ nóng bất thường | – Quá tải; – Nhiệt độ môi trường; – Do phanh thường xuyên. – Thường xuyên khởi động máy, đảo chiều liên tục | – Nâng đúng tải trọng. – Lắp đặt pa lăng ở nơi thông thoáng, có mái che, tốt nhất là trong nhà kho. – Tuân thủ theo đúng hướng dẫn sử dụng pa lăng. |
3. Lỗi thường gặp ở pa lăng cáp – nguyên nhân và cách xử lý hiệu quả
Biểu hiện lỗi | Nguyên nhân | Cách khắc phục |
Cáp tải bị mòn | – Cáp bị ma sát mạnh với tang cuốn hoặc móc cẩu | – Thường xuyên kiểm tra vị trí tiếp xúc giữa cáp với tang cuốn và móc cẩu. – Thay mới khi cáp bị mòn quá mức. |
Cáp bị hoen gỉ | – Do bảo quản cáp sai cách, để cáp tiếp xúc trực tiếp với nắng mưa hóa chất. – Ngoài ra, độ ẩm không khí cao cũng là nguyên nhân. | – Bảo quản thiết bị tại nơi khô ráo, thoáng mát, tránh nắng mưa, hóa chất. – Bôi dầu, mỡ chống gỉ cho cáp theo định kỳ. |
Cáp đứt một phần hoặc hoàn toàn | – Quá tải. – Rảnh puly, rãnh trống dây có vết sắc nhọn. – Do va chạm với vật sắc nhọn | – Thay thế dây cáp mới khi bị đứt hoàn toàn hoặc số sợi đứt lớn hơn 6 sợi/1 bước bện. – Khắc phục lỗi puly, tang trống. – Bảo quản thiết bị đúng cách, tránh va chạm. |
Cáp bị rối | – Cáp có biểu hiện rối mà người dùng vẫn cố tình cuộn cáp. – Lắp đặt pa lăng nghiêng, khiến cáp bị dồn về một phía. | – Nếu phát hiện cáp bị rối cần nhả cáp và cuốn lại cho ngay ngắn. – Lắp đặt pa lăng sao cho tang cuốn song song mặt đất |
Động cơ kêu bất thường | – Thiếu dầu bôi trơn. – Bộ phận truyền động bị mài mòn quá mức. – Bánh răng bị mòn, các hạt kim loại mịn bị vỡ và va chạm với bánh răng trong khi truyền động cũng dễ làm cho hộp số pa lăng cáp điện kêu to. – Dầu hộp số bị bẩn, có mạt cát. | – Tra dầu bôi trơn theo định kỳ; – Thay thế các bộ phận truyền động như trục, bánh răng nếu mòn quá mức. – Đảm bảo cung cấp dầu hộp số sạch, đúng loại quy định |
Động cơ không hoạt động | – Đây là lỗi cơ bản thường gặp nhất ở pa lăng cáp điện. Nguyên nhân do nguồn điện có vấn đề | – Kiểm tra toàn bộ mạch điện, tay điều khiển khắc phục kịp thời |
Động cơ vẫn hoạt động nhưng không nâng hạ được | – Quá tải. – Lắp đặt sai. Đối với pa lăng cáp điện, nếu chỉ đi cáp đơn, sẽ khiến pa lăng không đồng tâm được | – Tháo dỡ bớt khối lượng hàng hóa, đảm bảo đúng tải trọng quy định – Lắp đặt cáp đội cho pa lăng. |
Động cơ điện bị cháy | – Sử dụng sai nguồn điện. – Quá tải. – Lỗi từ phía nhà sản xuất | – Sử dụng đúng điện áp, công suất quy định của pa lăng. – Vận hành đúng tải trọng. – Liên hệ đơn vị bán hoặc nhà sản xuất để tìm giải pháp tốt nhất |
Con chạy bị trượt trên day dầm | – Do dầu loang trên ray dầm. – Do dầm bị nghiêng. – Khoảng cách bánh xe con chạy không khớp với ray dầm | – Vệ sinh, loại bỏ vết dầu thừa trên khung dầm và bánh xe. – Cố định dầm cân bằng. – Siết lại bu lông đảm bảo khoảng cách hợp lý. |
Con chạy không hoạt động | – Động cơ con chạy gặp vấn đề. – Lỗi đấu nối sai giữa tay điều khiển với con chạy | – Kiểm tra động cơ xem có hư hỏng gì không, có kết nối điện chưa để khắc phục kịp thời. – Đấu nối lại cho đúng |
Dầu bôi trơn bị rò rỉ ở động cơ | -Do keo khô, bị bong. – Gioăng (phớt) bị hỏng, nứt vỡ, hoặc lắp sai, tạo ra khe hở. | – Tra lại keo. – Lắp lại gioăng, cần thiết phải thay mới |
Dầu bôi trơn rò rỉ ở hộp số | – Lượng dầu bôi trơn bổ sung quá mức. – Đối với hộp số thiết kế hở, không nên tra dầu mà thay vào đó là dùng mỡ bò | – Tra đúng lượng quy định. – Tra dầu hoặc mỡ theo đúng quy định, phù hợp với từng loại pa lăng. |
Khuyến cáo khi gặp lỗi trên pa lăng:
Nếu không có chuyên môn hoặc với những lỗi phức tạp, bạn không nên tự ý sửa pa lăng mà thay vào đó là liên hệ với nhà bán hoặc nhà sản xuất để được bảo hành hoặc tìm hướng giải quyết tốt nhất nhé.
Khắc phục lỗi thường gặp ở pa lăng bằng cách đưa đi bảo hành
Cách tốt nhất để phòng tránh lỗi thường gặp là lựa chọn địa chỉ bán pa lăng uy tín, cung cấp sản phẩm chính hãng với chất lượng đảm bảo.
Trên đây là sự cố cơ bản ở pa lăng các loại và cách xử lý gửi bạn tham khảo. Nếu có thắc mắc hay chia sẻ gì, bạn vui lòng để lại bình luận phía dưới nhé. Ngoài ra, nếu quan tâm đến pa lăng nào tốt, đáng mua nhất hoặc để cập nhật giá pa lăng bạn hãy truy cập ngay chuyên mục Kinh nghiệm hay để tìm hiểu nhé. Chúc bạn sử dụng thiết bị an toàn và hiệu quả nhất!