Bạn đang tìm hiểu về cầu trục mà phân vân không biết dầm cầu trục là gì? Có những loại nào và ưu điểm nổi bật của nó ra sao? Hôm nay Lạc Hồng sẽ giới thiệu đến bạn đọc bài viết “Thông tin chi tiết dầm cầu trục có thể bạn chưa biết”
1. Dầm cầu trục là gì? Phân loại dầm cầu trục

Dầm cầu trục
Dầm cẩu trục còn có tên gọi khác là cầu chịu tải ngoài làm cho palang nó còn là bộ phận trực tiếp nhận toàn bộ tải trọng của vật khi nâng hạ.
Cấu tạo của dầm cẩu trục gồm 2 bộ phận chính là dầm chính và dầm biên.
Trong đó dầm chính được làm bằng thép tấm và thép hình liên kết với nhau bằng mối hàn tự động hoặc bằng tay.
Dầm chính của cẩu trục được thiết kế theo dạng hình hộp hoặc các dạng thép hình chữ I, chữ L. Về phần quy cách tiết diện thường được tính toán kỹ lưỡng tùy thuộc vào tải trọng và độ khẩu để thiết kế cho phù hợp.
Bộ phần quan trọng tiếp theo của dầm cầu trục là dầm biên (tên gọi khác là dầm đầu) được cấu tạo từ các bộ phận sau:
- Khung dầm biên: khung dầm biên được sử dụng phổ biến nhất hiện nay là dạng hình chữ nhật được làm từ thép dày từ 6-10mm tạo thành kết cấu vững chắc, ổn định.
- Động cơ giảm tốc: động cơ di chuyển khi được gắn vào cầu trục sẽ được tính toán dựa trên trọng lượng và tốc độ di chuyển để lắp cho phù hợp. Ví dụ với cầu trục 5 tấn thông thường được lắp động cơ có công suất 0,75W.
- Bánh xe và trục bánh xe di chuyển: bánh xe liên kết với động cơ di chuyển thông qua cơ cấu ăn khớp bánh răng. Trong đó, kích thước bánh xe được thiết kế dựa vào sức nâng và khẩu độ của từng thiết bị khác nhau.
2. Phân loại dầm cầu trục

Dầm cẩu trục
Hiện nay có nhiều cách để phân loại dầm cầu trục như phân loại dựa trên cấu tạo, phân loại dựa trên kết cấu.
Dựa trên kết cấu dầm cầu trục gồm: dầm cầu trục đơn và dầm cầu trục đôi.
2.1 Dầm cầu trục đơn
Dầm cẩu trục đơn còn có tên gọi khác là dầm chính cầu trục được làm từ hợp kim thép hoặc thép hình cán nóng. Mặt cắt của dầm cẩu trục có dạng hộp hoặc dạng chữ I.
Pa lăng được kết hợp với thiết bị được lắp đặt ở dưới cánh dầm. Chính vì thế pa lăng sẽ treo và di chuyển ở phía dưới cầu trục.
Phía bên trong khung dầm được trang bị tấm vách, sườn mọc để tăng độ cứng chắc và độ ổn định của cẩu trục trong suốt thời gian hoạt động.
Các thiết kế của cầu trục đều được tính toán chi tiết, đảm bảo tải trọng, độ ổn định của của máy khi sử dụng
Tải trọng của dầm cẩu trục đơn hạn chế dưới 15 tấn. Các tải trọng phổ biến như 0,5 tấn; 3 tấn; 5 tấn; 7,5 tấn; 10 tấn; 15 tấn.
Tham khảo: Cầu trục nhà xưởng KENBO – Thiết kế theo yêu cầu
2.2 Dầm cẩu trục đôi
Dầm cầu trục đôi là loại có 2 dầm kích thước giống nhau được đặt song song và được liên kết với dầm biên của cẩu trục bằng bu lông.
Với cẩu trục dầm đôi thì pa lăng sẽ được đặt ngồi và di chuyển trên đường ray được đặt trên đỉnh dầm. Dầm cẩu trục đôi có 2 dạng:
- Dạng hộp: được sử dụng phổ biến bởi tính ổn định và tính an toàn cao
- Dạng giàn không gian: thích hợp với mọi loại tải trọng và khẩu độ khác nhau
3. Ưu điểm nổi bật của dầm cẩu trục

Cẩu trục nhà xưởng
Dầm cẩu trục ngày nay được sử dụng rộng rãi để tiết kiệm thời gian, công sức, chi phí nhân công. Nó cũng có nhiều ưu điểm đáng để bạn cân nhắc như:
- Dầm cầu trục được tính toán chi tiết, kỹ lưỡng trước khi thiết kế đảm bảo độ bền bỉ, chịu tải và độ an toàn khi vận hành.
- Tiết kiệm không gian làm việc: dầm cẩu trục được thiết kế trên không giúp tận dụng không gian bên trên nhà xưởng đồng thời tiết kiệm diện tích mặt sàn bên dưới.
- Tăng năng suất lao động: Việc sử dụng cầu trục đã giúp chủ đầu tăng tiết kiệm được chi phí nhân công, thời gian hoàn thành công việc được đẩy nhanh. Có thể nâng hạ, di chuyển những vật tải nặng mà sức người không thể làm được.
- Quy trình lắp đặt, bảo dưỡng đơn giản, nhanh chóng: dầm cẩu trục được các kỹ thuật viên lắp đặt tận nơi nhanh chóng, tiện lợi.
Như vậy Lạc Hồng đã chia sẻ đến bạn đọc thông tin về dầm cẩu trục. Hy vọng bài viết giúp ích cho bạn trong quá trình chọn mua cẩu trục. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về cầu trục, cổng trục đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi qua hotline 0865 543 386 – 0865 422 386 để được giải đáp nhanh nhất. Chúc bạn thành công!