Sau khi lựa chọn được chiếc nam châm nâng tay gạt nào tốt để nâng hạ sắt, thép, điều bạn băn khoăn tiếp theo là làm thế nào để sử dụng sản phẩm đúng và hiệu quả nhất. Bài viết sau sẽ hướng dẫn bạn tất tần tật cách sử dụng nam châm nâng tay gạt khi mới mua về nhé.
1. Cảnh báo an toàn trước khi sử dụng nam châm nâng tay gạt
- Người vận hành là người đã đọc hướng dẫn sử dụng nam châm nâng tay gạt an toàn hoặc đã từng vận hành thiết bị và phải được trang bị thiết bị bảo hộ lao động như găng tay, kính mắt.
Sử dụng nam châm nâng tay gạt cần trang bị bảo hộ lao động
- Nghiêm cấm vận hành quá tải trọng cho phép của nam châm dưới bất kỳ hình thức nào.
- Nghiêm cấm mọi người đi lại hoặc đứng phía dưới nam châm và vật nâng.
- Kiểm tra nút khóa tay gạt thường xuyên, trước và sau mội ca làm việc, đảm bảo chúng hoạt động tốt.
- Không tác động lực vào nam châm hoặc vật nâng khi đang nâng hạ, tránh làm thay đổi hướng nâng, dễ gây va chạm nguy hiểm.
2. Hướng dẫn lắp đặt nam châm nâng tay gạt
Sau khi mua và đập hộp nam châm nâng tay gạt, bạn sẽ thấy phần tay gạt và thân nam châm đang tách rời nhau. Vậy làm thế nào để lắp nam châm tay gạt? Rất đơn giản, bạn làm như sau:
B1: Lắp nắp nhựa bảo vệ cho đầu trục của nam châm.
Lắp nhựa bảo vệ đầu trục - Bước dễ bị bỏ qua khi lắp đặt và sử dụng nam châm nâng tay gạt
B2: Tháo đinh vít lục giác khỏi tay gạt
Tháo đinh vít lúc giác - Bước quan trọng khi lắp đặt và sử dụng nam châm nâng tay gạt
B3: Lắp tay gạt vào nam châm.
B4: Dùng tua vít lục giác (Kèm theo bộ nam châm tay gạt) vít chắc vít lục giác.
Tua vít lục giác, phụ tùng hỗ trợ khi lắp đặt, sử dụng nam châm nâng tay gạt
3. Cách vận hành nam châm nâng tay gạt
Nam châm nâng tay gạt khi mới mua về cần được sử dụng đúng cách để đem lại hiệu quả tốt nhất và đảm bảo an toàn cho người dùng cũng như làm tăng độ bền cho thiết bị.
Lưu ý trước khi sử dụng nam châm nâng tay gạt – cẩu từ
- Nam châm nâng tay gạt chỉ thường dùng để nâng hạ sắt, thép dạng tấm, cuộn, trụ tròn, thanh chứ I, U, H hoặc các máy móc, thiết bị kim loại, không phù hợp với các vật liệu như nhựa, giấy,…
Vật liệu phù hợp sử dụng nam châm nâng tay gạt
- Thiết bị có thể được kết hợp cùng các loại tời điện 1 pha, tời điện 3 pha, pa lăng xích, pa lăng cáp để tăng hiệu quả làm việc.
- Môi trường lắp đặt nam châm nâng tay gạt nhiệt độ không quá -40 đến 80 độ C; không có tác nhân ăn mòn kim loại.
- Vị trí lắp đặt nam châm cần đủ rộng, thông thoáng, không có vật cản.
- Bề mặt vật nâng cần được làm sạch để lực hút đạt mức tối đa.
- Bề mặt tiếp xúc giữa nam châm và vật nâng cần đảm bảo là lớn nhất.
- Đặt nam châm ở chính giữa bề mặt khối sắt, thép.
- Khi nam châm không tiếp xúc với vật nặng kim loại không cố kéo tay gạt sang vị trí “ON”.
- Khi nâng sắt thép hình trụ, cần đảm bảo đáy chữ V tiếp xúc với bề mặt khối sắt, thép. Lưu ý: Do diện tích tiếp xúc nhỏ nên lực nâng sắt thép hình trụ chỉ bằng 30% – 50% so với lực nâng sắt thép phẳng.
- Tải trọng nâng không đạt mức tối đa khi nâng các vật nặng có bề mặt ghồ ghề.
- Hiệu suất nâng của nam châm còn phụ thuộc vào độ dày tấm thép và khoảng hở giữa nam châm và bề mặt tấm thép. Để biết chi tiết, bạn có thể quan sát qua hình sau:
- Sử dụng từ 2 nam châm nâng tay gạt trở lên khi nâng sắt thép có chiều dài hơn 3m.
Sử dụng 2 nam châm nâng tay gạt để nâng sắt thép dài hơn 3m
Hướng dẫn quy trình sử dụng nam châm nâng tay gạt:
Sau đây là 5 bước sử dụng nam châm nâng tay gạt:
B1: Móc móc cẩu của hệ thống xích cáp vào vòng hợp kim thép của nam châm.
Móc móc cẩu vào vòng hợp kim - Bước đầu tiên khi sử dụng nam châm nâng tay gạt
B2: Đặt nam châm lên tấm sắt thép sao cho bề mặt đáy nam châm tiếp xúc với bề mặt sắt thép.
B3: Hút vật nâng: Nhấn và giữ nút trên tay cần gạt nam châm để mở khóa, mở từ. Đồng thời kéo cần gạt sang vị trí ON. Tiếp theo là thả tay ra để khóa cần gạt ở vị trí “ON”.
B4: Nâng và di chuyển nam châm đến vị trí yêu cầu. Sau đó hạ từ từ nam châm.
Sử dụng nam châm nâng tay gạt để nâng và di chuyển vật nâng đến vị trí mong muốn
B5: Nhả vật liệu nâng: nhấn và giữ nút trên cần gạt rồi kéo về vị trí “OFF”. Lúc này từ tính của nam châm sẽ bị ngắt hoàn toàn và ngừng hút sắt thép, vật nâng sẽ tự động nhả ra.
Vị trí OFF
4. Hướng dẫn vệ sinh nam châm nâng tay gạt trước và sau khi sử dụng
Thân nam châm nâng tay gạt được thiết kế đơn giản, trơn nhẵn nên việc vệ sinh không quá phức tạp. Bạn chỉ cần một chiếc khăn mềm là có thể dễ dàng loại bỏ bụi bẩn, mạt sắt bám trên thân nam châm.
Đặc biệt, trước khi dùng nam châm, nếu bề mặt đáy nam châm có dính dầu lin cần loại bỏ hoàn toàn để tránh trơn trượt, làm rơi vật tải.
Lưu ý:
- Không sử dụng các vật liệu cứng, sắc để vệ sinh nam châm.
- Không sử dụng các hóa chất tẩy rửa, có tính ăn mòn cao để vệ sinh nam châm nâng tay gạt.
5. Hướng dẫn bảo trì, bảo dưỡng nam châm nâng tay gạt
Cần tiến hành bảo trì, bảo dưỡng nam châm nâng tay gạt theo định kỳ.
Kiểm tra tổng thể nam châm xem có phát hiện hư hỏng nào không. Đặc biệt là đáy và vòng hợp kim.
Đáy và vòng hợp kim nam châm nâng tay gạt
Tháo nam châm ra và tra dầu bôi trơn cho vòng bi, trục bằng loại dầu chuyên dụng với lượng vừa đủ. Kiểm tra vòng bi nếu bị mòn quá mức hoặc bị vỡ, mất bi cần thay mới ngay.
Lắp nam châm và nhớ siết chặt các ốc vít.
6. Bảo quản nam châm nâng tay gạt
- Chọn vị trí khô ráo, thoáng mát, có mái che để bảo vệ nam châm.
- Đặt nam châm lên bề mặt phẳng, nếu có thể bạn nên lót thêm một lớp vải mỏng để bảo vệ bề mặt đáy nam châm không bị trầy xước.
- Không chồng vật nặng khác lên nam châm.
Trên đây là toàn bộ hướng dẫn sử dụng nam châm cẩu hàng gửi bạn tham khảo, hy vọng đã cung cấp thông tin hữu ích. Nếu quan tâm đến những nội dung khác liên quan đến thiết bị này, bạn hãy truy cập ngay chuyên mục Kinh nghiệm hay nam châm nâng nhé. Chúc bạn thành công!