Khi xe nâng tay của bạn gặp sự cố, hãy tự chuẩn đoán bệnh trước sau đó mới gọi thợ đến sửa chữa nhé. Vì có thể những lỗi thường gặp ở xe nâng tay đơn giản, bạn cũng có thể tự khắc phục, vừa tiết kiệm chi phí mà lại không phải tốn thời gian chờ đợi thợ. Vậy nguyên nhân và giải pháp khắc phục hư hỏng xe nâng tay là gì? Mời bạn tìm hiểu qua bài viết sau.
1. Lỗi thường gặp: Càng xe nâng tay không nâng lên, hạ xuống được
Nguyên nhân:
- Dầu thủy lực lẫn tạp chất.
- Van chưa được lắp đặt chính xác.
- Không khí từ bên ngoài tràn vào hệ thống bơm thủy lực.
- Do đặt xe hoặc di chuyển xe trong trang thái không cân bằng, ngã nghiêng.
- Bóp xả không được hoặc đứt dây bóp xả
Cách sửa chữa các lỗi thường gặp ở xe nâng tay khi không nâng lên, hạ xuống được:
- Thay dầu thủy lực mới.
- Điều chỉnh các ốc vít.
- Loại bỏ khí bằng cách vừa bóp vừa gập tay nâng từ gần 10 – 15 lần, sau đó sở dụng bình thường. Nếu tình trạng không cải thiện có thể là ron thủy lực (roăng cao su) đã bị lệch hoặc hỏng, khiến không khí tràn vào. Cách . Chi tiết cách sửa chữa xe nâng tay khi không khí tràn vào bơm thủy lực, bạn hãy tìm hiểu ở các lỗi thường gặp ở xe nâng tay và cách sửa chữa P2 nhé.
- Cần đặt xe cân bằng trong thời gian ngắn để ổn định bơm dầu.
- Điều chỉnh dây bóp xả nếu bị kẹt hoặc thay dây bóp xả mới nếu bị đứt
2. Càng xe nâng tay không nâng được
Nguyên nhân
- Do vận hành quá tải.
- Thiếu dầu.
Khắc phục sự cố thường gặp ở xe nâng tay
- Bỏ bớt hàng hóa, đảm bảo không vượt mức quy định.
- Bơm thêm dầu.
3. Xe nâng tay nâng lên nhưng hạ không xuống hoặc hạ không xuống hết
Nguyên nhân:
- Do thanh truyền xe nâng tay bị lắp ngược, khiến bị cong, hướng về phía càng nâng trong thời gian sử dụng.
- Tải không cân bằng, làm thanh piston bị biến dạng, van bị lệch
- Cốt thanh truyền bị rỉ.
- Kẹt ở cùm bánh xe
- Càng cua và cốt càng cua bị cong ở trục giữa.
- Có thể do dây xích hoặc van xả
Khắc phục hư hỏng xe nâng tay:
- Lắp lại hoặc thay mới thanh truyền.
- Thay cốt thanh truyền.
- Thay thế hay sửa chữa piston, xilanh hoặc các bộ phận khác nếu bị hư hỏng.
- Tra thêm nhớt ở cùm bánh xe để bôi trơn. Nếu tình trạng không cải thiện thì nên thay mới vì mức độ hư hỏng đã quá nặng.
- Thay mới cốt và càng
- Điều chỉnh lại xích, van xả
4. Xe nâng tay nâng lên tụt xuống hoặc chỉ nâng lên được một chút
Nguyên nhân
Hết nhớt thủy lực
Sin phốt bị hư hỏng.
Càng cua bị cong.
Giải pháp khắc phục lỗi xe nâng tay này:
- Tra nhớt với lượng vừa đủ, tránh tra quá nhiều làm ảnh hưởng đến trục bơm
- Thay thế sin phốt.
- Thay càng cua
5. Sửa chữa xe nâng tay kêu bất thường
Nguyên nhân:
- Bạc đạn cổ xe nâng tay thiếu chất bôi trơn.
- Bi bị vỡ
- Các đinh vít lỏng lẻo.
- Hoặc cũng có thể do bạn sắp xếp hàng hóa không gọn gàng nên va quệt với các bộ phận xe hoặc mặt sàn trong khi di chuyển.
Khắc phục:
- Tra dầu bôi trơn thường xuyên theo định kỳ.
- Thay vòng bi mới cho bạc đạn.
- Siết chặt các bulông giữa các bộ phận.
- Sắp xếp hàng hóa ngay ngắn, gọn gàng.
6. Bánh xe nâng tay bị hư hỏng
Trong quá trình sử dụng, bánh xe nâng tay PU có thể sẽ bị mòn, bị lột lớp PU, cốt bánh xe bị gãy hoặc hư bạc đạc.
Nguyên nhân:
- Do xe sử dụng quá lâu.
- Bề mặt sàn di chuyển ghồ ghề, có vật sắc nhọn.
- Môi trường tác động.
Giải pháp khắc phục:
- Thay thế bánh xe, cốt bánh xe, bạc đạn mới.
Lưu ý: mỗi loại xe nâng tay sẽ có một kích thước bánh xe khác nhau, không phải dân trong nghề rất khó nhận biết. Mẹo dành cho bạn là dùng thước kẹp đo đường kính và chiều dài của bánh. Sau đó báo model xe, hoặc chụp hình xe gửi cho Lạc Hồng.
Với hơn 20 năm kinh nghiệm phân phối thiết bị nâng hạ, xe nâng tay từ 1 – 5 tấn chính hãng hãng KENBO, cùng đội ngũ kỹ thuật giàu kinh nghiệm, linh kiện xe nâng tay luôn có sẵn, Lạc Hồng đảm bảo cung cấp đúng loại bánh xe bạn cần. Bạn cần bánh xe nâng tay Hà Nội, Tp. HCM hay bất cứ tỉnh thành nào trên cả nước, chúng tôi đều hỗ trợ ship toàn quốc với mức giá cạnh tranh nhất.
Ngoài những lỗi cơ bản trên, xe nâng tay còn có một số biểu hiện hư hỏng sau:
- Xe nâng tay bị rò rỉ dầu thủy lực. Nguyên nhân và các bước khắc phục, bạn có thể tìm hiểu thêm tại các lỗi thường gặp ở xe nâng tay và cách sửa chữa P2.
- Càng nâng bị lệch, một bên lên trước, một bên lên sau
- Xe kéo, đẩy nặng
- Bơm có tải nhẹ thì lên nhưng tải nặng ( vẫn thuộc tải trọng cho phép của xe) không lên.
Khuyến cáo khi gặp lỗi thường gặp ở xe nâng tay
- Với những lỗi đơn giản bạn có thể sửa chữa xe nâng tay tại nhà. Nhưng với những lỗi phức tạp hoặc nếu bạn không có trình độ chuyên môn, nên liên hệ ngay với nhà bán hoặc đơn vị bảo hành để tìm phương án giải quyết. Khi xe đã hết thời gian bảo hành, có thể tìm một địa chỉ sửa chữa xe nâng tay uy tín, có llinh kiện chính hãng. Không nên tự ý sửa chữa vì có thể sẽ khiến tình trạng hỏng hóc của xe nâng trầm trọng hơn.
- Sau khi thay thế, sửa chữa phải tiến hành kiểm tra vận hành thử rồi mới đưa vào sử dụng.
- Nghiêm cấm đưa xe nâng tay hư hỏng vào sử dụng dưới bất cứ trường hợp nào, vì tiềm ẩn nhiều rủi ro, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.
- Để xe nâng tay luôn hoạt động tốt, bạn bên kiểm tra, bảo dưỡng theo định kỳ và sử dụng đúng hướng dẫn sử dụng xe nâng tay của nhà sản xuất.
- Nên lựa chọn địa chỉ mua xe nâng tay uy tín, có kinh nghiệm lâu năm, cung cấp hàng chính hãng.
Trên đây là toàn bộ nội dung bài viết, hy vọng cung cấp thông tin hữu ích cho bạn. Ngoài ra, nếu chiếc xe nâng tay của bạn hư hỏng tới mức không thế khắc phục được nữa, có thể tham khảo bài viết “Xe nâng tay nào tốt để vận chuyển hàng hóa tại kho, bãi, siêu thị…?” và “Giá xe nâng tay: giá xe nâng tay cao, xe nâng tay thấp 1 – 5 tấn” để chủ động sắm cho mình một chiếc “xế” mới nhé. Chúc bạn thành công!