Củ phát điện thường được kết hợp với đầu nổ tạo thành máy phát điện đầu nổ dùng trong các trang trại, tàu biển, hộ gia đình,…Vậy củ phát điện đầu nổ là gì? Chi tiết cấu tạo ra sao? Mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây để có thêm nhiều thông tin bổ ích.
1. Đặc điểm của củ phát điện đầu nổ
Củ phát điện
Củ phát điện là một bộ phận của máy phát điện có nhiệm vụ chính là tạo ra điện từ từ nguồn nhiên liệu được cung cấp.
Đầu phát điện có kích thước nhỏ gọn thuận lợi trong quá trình di chuyển, lắp đặt máy.
Vỏ máy được làm từ thép cao cấp, được sơn màu xanh lá nổi bật cùng lớp cách nhiệt H giúp bảo vệ bộ phận bên trong khỏi các tác nhân bên ngoài như thời tiết, hóa chất,…
Thiết bị được thiết kế theo cấu trúc kín, liền mạch hạn chế các khe hở bám bụi bẩn, đất đá,… ảnh hưởng đến hoạt động của máy.
Đặc biệt củ phát điện đầu nổ được trang bị lớp bảo vệ IP21, IP22 đảm bảo an toàn cho người dùng trong suốt quá trình vận hành máy.
Với động cơ được cuốn 100% dây đồng, đầu phát Trung Quốc có khả năng phát điện ổn định, liên tục cho điện áp đầu ra 220V hoặc 380V tùy từng phiên bản.
Củ phát điện đầu nổ không thể tự phát điện được, phải kết hợp trực tiếp hoặc qua vành đai động cơ diesel tạo thành máy phát điện đầu nổ mới có thể tạo ra nguồn điện.
Thông số kỹ thuật của máy:
- Điện áp: 220V/380V
- Công suất: 12kW/ 15kW/ 20kW/ 24kW/ 30kW
- Trọng lượng: 50kg – 220kg
Đầu phát có giá thành không quá đắt đỏ, bạn dễ dàng đầu tư. Giá đầu phát trên thị trường bán chỉ từ 4.000.000 đồng.
2. Cấu tạo và phân loại củ phát điện đầu nổ
Máy phát điện đầu nổ
Củ phát điện còn có tên gọi khác là đầu phát gồm 2 bộ phận chính là stato và roto. Hai bộ phận này có chức năng phối hợp với nhau tạo ra chuyển động giữa điện từ và điện. Từ đó cung cấp điện năng cho các thiết bị điện, máy móc ở những vị trí không có điện lưới.
Trên thị trường hiện nay có nhiều loại củ phát điện đầu nổ được chia thành nhiều loại chính như sau:
- Theo điện áp:
- Củ phát điện 1 pha: đầu phát có khả năng tạo ra dòng điện 220V phục vụ sử dụng trong dân sinh hoặc cho các máy móc thiết bị vận hành bằng nguồn điện 1 pha,….
- Củ phát điện 3 pha: là những đầu phát có khả năng tạo ra dòng điện 380V sử dụng trong chủ yếu trong công nghiệp.
- Theo công suất: gồm có 3kW, 5kW, 7,5kW, 10kW, 12kW, 15kW, 20kW, 24kW, 30kW.
3. Cách lựa chọn củ phát điện phù hợp với đầu nổ
Củ phát điện đầu nổ
Để kết hợp đầu phát cùng đầu nổ một cách hiệu quả nhất bạn cần chú ý lựa chọn công suất đầu phát phù hợp với công suất của đầu nổ. Dưới đây một số cách kết hợp thường được dùng:
- Củ phát điện 3kW kết hợp cùng động cơ diesel D8
- Của phát 5kW kết hợp với đầu nổ D10
- Đầu phát 7,5kW kết hợp cùng đẩu nổ D12
- Đầu phát 12kW, 15kW, 20kW, 24kW lắp tương ứng với đầu nổ D20, D24, D28, D30
4. Các lưu ý khi sử dụng dynamo đầu nổ
Để sử dụng đầu nổ máy phát điện một cách an toàn và hiệu quả bạn nên lưu ý các vấn đề sau:
- Lựa chọn đầu nổ có công suất phù hợp với các thiết bị điện. Để nâng cao tuổi thọ của máy người ta thường sử dụng đầu nổ có công suất lớn hơn công suất thực tế sử dụng.
- Công suất đầu phát phải phù hợp với động cơ đầu nổ tránh trường hợp dynamo không tải nổi đầu nổ.
- Sử dụng củ phát điện ở nơi có nhiệt độ khoảng từ -15 độ C đến 40 độ C, độ ẩm không khí không vượt quá 90 độ,
- Độ cao sử dụng không quá 1000m
- Thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng đầu phát điện để kịp thời phát hiện các hư hỏng đồng thời tăng tuổi thọ sử dụng phụ kiện.
Trên đây là những thông tin về củ phát điện đầu nổ Lạc Hồng chia sẻ đến bạn đọc. Hy vọng bài viết giúp ích cho bạn trong quá trình chọn mua và sử dụng thiết bị. Chúc bạn thành công!